class a5
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

class a5


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập


từ trường,sóng điện từ... Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Sep 02, 2009 8:28 pm
từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_06
từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_01 từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_02_news từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_03
từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_04_new từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_06_news
từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_07 từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_08_news từ trường,sóng điện từ... Bgavatar_09
[Thành viên] - Ken
Super Mod
Super Mod
từ trường,sóng điện từ... Medal124 Người Điều Hành

Số Bày Viết : 36
Ngày Sinh : 27/08/2009

từ trường,sóng điện từ... Vide

Bài gửiTiêu đề: từ trường,sóng điện từ...

Nguồn : Http://classa5.us.to/t100-topic

Tiêu Đề : từ trường,sóng điện từ...

Classa5 hân hạnh chào đón các member mới

--------------------------------------------------
1. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên

Trong hiện tượng cảm ứng điện từ đo Farađây phát minh, khi qua một khung dây khép kín có một từ thông biến đổi theo thời gian, nó gây ra dòng điện cảm ứng trong khung dây.

Bằng phương pháp toán học, Macxoen đã nâng phát minh của Farađây lên một mức khái quát cao hơn. Ông tìm ra rằng khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy tức là một điện trường mà các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ.

Nhưng theo Macxoen điện trường cảm ứng tự nó tồn tại trong không gian, mà không cần có dây dẫn. Khung dây dẫn khép kín đặt trong không gian chỉ là một phương tiện giúp ta phát hiện dòng điện, và do đó phát hiện điện trường xoáy đã xuất hiện trong không gian kể cả khi không có khung dây.

Tiến lên một bước nữa, Macxoen đề ra câu hỏi: nếu từ trường biến thiên sinh ra điện trường thì có quá trình ngược lại không nghĩa là điện trường biến thiên có sinh ra từ trường không? Dựa trên tính toán lí thuyết, ông cho rằng có quá trình như vậy: khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy mà các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức của điện trường.

Giả thuyết trên của Macxoen đã được thực nghiệm khẳng định là đúng. Khi một tụ điện được tích điện qua một dây dẫn, hoặc phóng điện qua một dây dẫn, giữa hai bản của tụ điện có một điện trường biến thiên. Điện trường biến thiên đó sinh ra một từ trường xoáy hệt như có một dòng điện bằng dòng điện trong dây dẫn chạy qua tụ điện. Sự biến thiên của điện trường giữa các bản của tụ điện (nơi không có dây dẫn), tương đương với một dòng điện trong dây dẫn. Nó được gọi là dòng điện dịch, và dòng điện trong dây dẫn được gọi là dòng điện dẫn. Với khái niệm dòng điện dịch, ta có thể nói rằng dòng điện trong mạch dao động mô tả ở bài trước là một dòng điện khép kín, gồm có dòng điện dẫn chạy trong dây dẫn và dòng điện dịch chạy qua tụ điện.

2. Điện từ trường

Phát minh của Macxoen dẫn đến kết luận là không thể có điện trường hoặc từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau. Điện trường biến thiên nào cũng sinh ra từ trường biến thiên, và ngược lại từ trường biến thiên nào cũng sinh ra điện trường biến thiên.

Một nam châm vĩnh cửu đặt trên bàn tạo ra quanh nó một từ trường. Nhưng một người quan sát chuyển động với vận tốc bất kìvà mang theo một khung dây dẫn khép kín sẽ quan sát được dòng điện trong khung dây, tức là quan sát được điện trường cùng tồn tại với từ trường. Cũng như vậy, một người quan sát chuyển động sẽ quan sát được từ trường cùng tồn tại với điện trường của một điện tích đứng yên trên bàn, vì đối với người quan sát này điện tích là chuyển động và có tác dụng như một dòng điện.

Như vậy điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường. Trong một số trường hợp đặc biệt, thí dụ, khi người quan sát đứng yên so với điện tích hoặc so với nam châm vĩnh cửu, người đó chỉ quan sát thấy điện trường hoặc từ trường. Ngay cả trong trường hợp đó, điện từ trường vẫn là một dạng vật chất tồn tại khách quan trong thực tế, mặc dù con người chỉ quan sát thấy một bộ phận của nó.

3. Sự lan truyền tương tác điện từ

Giả sử tại một điểm 0 trong không gian có một điện trường biến thiên không tắt dần. Nó sinh ra ở các điểm lân cận nó một từ trường xoáy . Nếu Đức biến thiên không đều, nghĩa là tốc độ biến thiên của nó thay đổi (thí dụ, khi dao động điều hoà), thì cũng biến thiên. Do đó, từ trường biến thiên lại gây ra ở các điểm lân cận nó một điện trường biến thiên . Quá trình đó cứ tiếp tục lặp đi lặp lại, điện trường sinh ra từ trường rồi từ trường lại sinh ra điện trường,…Điện từ trường lan truyền trong không gian, Càng ngày càng xa điểm 0, và phải sau một khoảng thời gian nào đó nó mới lan truyền tới một điểm A ở cách xa 0.


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



từ trường,sóng điện từ...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
class a5 :: Góc Học Tập -


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất